Di sản Constantinus_Đại_đế

Tượng đầu Constantinus bằng đồng.

Constanstinus I là người đã góp phần Kitô giáo trở thành tông giáo lớn nhất của nền văn minh phương Tây trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, việc Constantinus dời đô về Constantinopolis cũng giúp duy trì sự tồn tại của đế quốc La Mã thêm hàng nghìn năm nữa.[52] Mặc dù ông được các gán danh hiệu "Đại đế" là vì lòng mộ đạo của ông đối với Ki-tô giáo, Constantinus cũng là 1 chỉ huy quân sự tài ba. Không chỉ thống nhất đế quốc dưới sự cai trị của 1 vị vua duy nhất, Constantinus đã đánh bại người Frank và người Alamanni trong những trận đánh đẫm máu vào các năm 306 – 308, người Frank một lần nữa vào các năm 313 – 314, người Tervingian Goth vào năm 332 và người Sarmatia năm 334. Bằng những chiến thắng này, Constantinus đã thu hồi hầu hết các tỉnh đã bị mất từ lâu như Dacia, Hoàng đế Aurelianus đã bị buộc phải bỏ tỉnh này năm 271. Vào thời gian ông qua đời, ông đang chuẩn bị tiến hành một xâm lược Ba Tư để trả đũa các cuộc cướp phá của họ vào lãnh thổ phía đông La Mã.[53]

Trên phương diện văn hóa, Constantinus đã có nhiều đóng góp cho sự hồi sinh của phong tục cạo râu của các nguyên thủ La Mã từ thời Augustus đến Traianus. Phong tục này đã được đại tướng Scipio Africanus khởi xướng từ trước Tây lịch, và sau khi Constantinus chết, nó tiếp tục tồn tại cho tới thời kỳ Phocas cai trị Đông La Mã.[54][55]

Bên cạnh đó, Constantinus đã bị cháu là hoàng đế-triết gia Julianus chỉ trích kịch liệt. Julianus coi Constantinus I là một tên hôn quân vô độ, và điều này dẫn đến tranh cãi về ông ngay từ thời Hậu Cổ đại. Nhà sử học Đa thần giáp Zosimus coi Constantinus là 1 kẻ có tội với sự tồn tại và phát triển của La Mã, là tác nhân khiến đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Tuy nhiên, học giả Kitô giáo như Lactantius và Eusebius đã tán thưởng Constantinus I là người bảo vệ của toàn nhân loại, do Chúa phái xuống trần gian. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, ông vẫn luôn được ca ngợi theo luận điểm ấy.[8] Đế quốc Đông La Mã đã xem Constantinus I là vị vua khai quốc và Đế quốc La-Đức cũng xem ông là một trong những bậc tiền bối đáng tôn kính. Tại Đông La Mã, các hoàng đế kế nghiệp Constantinus luôn mong muốn và tỏ ra vinh dự khi được tôn xưng là "Constantinus mới". Có 10 hoàng đế Đông La Mã, kể cả vị hoàng đế cuối cùng, đã lấy đế hiệu là Constantinus. Hầu hết các giáo hội Kitô giáo Đông phương đều xem Constantinus là một vị thánh.[56][57] Ở phía đông đôi khi ông được gọi là "Ngang với thánh tông đồ" (isapostolos) hay là "thánh tông đồ thứ 13".

Nhưng bước sang thời kỳ cận đại, ông bị chỉ trích thậm tệ trong sử sách. Nhà sử học người Anh là Edward Gibbon, trong kiệt tác "Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã" (The Decline and Fall of the Roman Empire) thì tố cáo Constantinus là một "ông vua tàn ác và phóng đãng", là kẻ có thể "xóa bỏ mọi quy định của công lý và cảm xúc của tự nhiên, với không chút do dự, để đặt được niềm đam mê hoặc là quyền lợi của mình". Cũng theo Gibbon, vị Hoàng đế chẳng có chút thiện cảm gì với tôn giáo và ông chỉ tâng Kitô giáo lên về vấn đề chính trị.[8] Trong công trình khảo cứu "The Age of Constantine the Great" (1852), nhà sử học Thụy Sĩ Jacob Burckhardt lên án Constantinus I là một vị Hoàng đế đặc biệt không trọng tín ngưỡng, bị đầu độc nặng nề bởi tham vọng và nỗi thèm khát quyền lực của mình: thậm tệ hơn nữa, Burckhardt đánh giá ông là một tên vua "ích kỷ gớm ghiếc" và chỉ giỏi phá vỡ những lời thề. Cũng theo Burckhardt, Constantinus I chẳng hề thiết tha gì với các vấn đề tôn giáo, mà còn ứng xử tuyệt đối thiếu lô-gíc.[8]

Nhưng trong cuốn sử "Constantine the Great and the Christian Revolution" (1930), tác giả George Philip Baker nhận định Constantinus là 1 người hùng tài đại lược và cuộc cách mạng Kitô giáo do ông lãnh đạo là một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử La Mã. Trong lịch sử, không phải cuộc cách mạng nào cũng gây nên được thay đổi quy mô lớn cho lịch sử nhân loại: chẳng hạn, cuộc cách mạng Pháp mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng thực chất chỉ thay đổi được thể chế chính trị ở Pháp vốn là một trong nhiều nước toàn thể châu Âu. Trái lại, cuộc cách mạng Kitô giáo của Constantinus I đã ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của toàn bộ nền văn minh Tây Âu. Ngày nay, Kitô giáo là một tôn giáo lớn ở các nước phương Tây.[58] Không những thế, Baker cũng đánh giá việc dời đô về Constantinopolis là 1 đóng góp lớn cho sự vững mạnh của nền văn minh La Mã và Ki-tô giáo.[59] Thời nay, các nhà nghiên cứu về thời kỳ Hậu Cổ đại đã nỗ lực khảo cứu, để có nhận định khách quan về ông, không quá tâng bốc hay hạ thấp.[8]

Để vinh danh vị hoàng đế này, chính phủ Serbia đã đặt tên sân bay Niš là "Konstantin Veliki", tức Constantinus Đại đế. Nhà cầm quyền Serbia cũng từng lên kế hoạch xây một thập tự lớn cũng mang tên "Konstantin Veliki" trên ngọn đồi nhìn xuống Niš, nhưng dự án đã bị bãi bỏ.[60] Năm 2012, người Serbia xây 1 đài tưởng niệm Constantinus tại Niš. Lễ kỷ niệm Sắc chỉ Milan cũng được tiến hành tại Niš năm 2013.[61]

Truyền tụng

Bài chi tiết: Donatio Constantini

Những năm về sau, các sự kiện lịch sử được che phủ bởi các truyền thuyết. Người ta cho rằng sẽ là không thích hợp khi nói rằng Constantinus I được một vị giám mục bị nghi vấn về sự chính thống đến rửa tội vào giây phút hấp hối của ông, và do đó nổi lên một truyền thuyết rằng Giáo hoàng Sylvester I (314-335) đã chữa vị Hoàng đế ngoại giáo khỏi bệnh phong cùi. Theo như truyền thuyết này, Constantinus I được rửa tội sau đó và ban tặng nhiều tòa nhà cho Giáo hoàng. Vào thế kỉ thứ tám, một tài liệu gọi là "Donatio Constantini" (Ân huệ của Constantinus I) xuất hiện lần đầu tiên, trong đó nói rằng Constantinus I sau khi chuyển sang Kitô giáo xong đã trao lại quyền hành phía Đông cho thành La Mã, Ý và quyền lực phía Tây cho chế độ Giáo hoàng. Trong thời Thượng Trung cổ, tài liệu này được sử dụng và được công nhận như là cơ sở cho quyền lực thế tục của Giáo hoàng, mặc dù nó bị tuyên bố là giả mạo bởi Hoàng đế La Mã Thần thánh Otto III và đại thi hào nước ÝDante Alighieri đã than khóc rằng thư tịch này là gốc rễ của những ham muốn thế tục của chế độ Giáo hoàng. Vào thế kỉ 15, nhà ngữ văn Lorenzo Valla đã chứng minh rằng tài liệu này là giả mạo.

Constantinus I trong Historia của Geoffrey người xứ Monmouth

Vì tiếng tăm lừng lẫy của ông và vì ông được phong Hoàng đế trên lãnh thổ nước Anh ngày nay, Constantinus I sau này cũng được xem như là một vị vua nước Anh thời cổ. Vào thế kỉ thứ 11, nhà văn người AnhGeoffrey người xứ Monmouth viết một cuộc sách tựa đề là Historia Regum Britanniae, trong đó ông kể lại những chuyện được cho là lịch sử của người Briton và các vị vua của họ từ Chiến tranh thành Troia, vua Arthur và những cuộc chinh phạt của người Anglo-Saxon. Trong cuốn này, Geoffrey nói rằng thật ra mẹ của Constantine, bà Helena thật ra là con gái của "Vua Cole", một vị vua trong truyền thuyết của người Briton và là người lập ra thành phố Colchester mang tên ông. Một người con gái của vua Cole chưa được nhắc đến trước đây trong truyền thuyết, ít nhất là trong văn viết, và câu chuyện về phả hệ này đã phản ánh mong muốn của Geoffrey tạo ra một hậu duệ hoàng gia có tính liên tục. Geoffrey cho rằng thật ra không phải đạo lý khi một vị vua có tổ tiên không được cao quý cho lắm. Geoffrey cũng nói rằng Constantinus I được phong làm "Vua của người Briton" tại York, chứ không phải là Hoàng đế của Đế quốc La Mã.[62]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Constantinus_Đại_đế http://www.ucalgary.ca/~vandersp/Courses/texts/jor... http://www.ucalgary.ca/~vandersp/Courses/texts/lac... http://www.anders.com/lectures/lars_brownworth/12_... http://www.britannica.com/eb/article-9109633/Const... http://www.constantinethegreatcoins.com/ http://www.evolpub.com/CRE/CREseries.html#CRE2 http://www.evolpub.com/CRE/CREseries.html#CRE8 http://www.forumancientcoins.com/numiswiki/view.as... http://www.geocities.com/Heartland/Valley/8920/Eur... http://www.hermitagerooms.com/exhibitions/Byzantiu...